CHỌN CÔNG TY BẢO HIỂM NÀO TRONG SỐ 18 CÔNG TY BẢO HIỂM TRÊN THỊ TRƯỜNG ?

CHỌN CÔNG TY BẢO HIỂM NÀO TRONG SỐ 18 CÔNG TY BẢO HIỂM TRÊN THỊ TRƯỜNG ??

Mình chưa xong khóa học để trở thành nhân viên tư vấn nên mình không bán bảo hiểm, đó là nguyên tắc của mình, nếu xong và thấy đủ duyên với nghề thì mình sẽ bán. Mình viết vì thấy quá nhiều người hiểu sai nghề bảo hiểm, chính mình lúc trước cũng vậy.

1. Nhu cầu của bạn là gì? ?‍?‍?‍?

Nếu bạn chỉ đến rồi nói “Hãy tư vấn cho tôi một gói BH tốt nhất” và xong, thì không có nhân viên nào tư vấn được cả (trừ khi bán lương tâm). Sản phẩm nào cũng sẽ phù hợp với 1 tệp khách hàng nào đó, tư vấn viên phải hiểu rất rõ bạn rồi mới tư vấn được. Nên bớt nghe tư vấn viên nói mà hãy nói về nhu cầu bản thân nhiều hơn khi mua bao hiểm, nếu tư vấn viên không đủ kiến thức để giải đáp thì dừng.

2. Các loại quyền lợi có thiết thực? ?‍⚕️

Có 6 quyền lợi chính đó là:

? BH tử vong, tàn tật toàn bộ vĩnh viễn

? BH tử vong do tai nạn

? BH thương tật do tai nạn

? BH bệnh hiểm nghèo

? Hỗ trợ chi phí phẫu thuật

? Hỗ trợ chi phí nằm viện

Ngoài ra sẽ có những sản phẩm bổ sung, nhưng những quyền lợi trên là thiết thực nhất. Sản phẩm BH nào có phạm vi bảo vệ, loại trừ bệnh phù hợp nhất đối với khách hàng thì sẽ có lợi nhiều nhất.

3. Loại trừ và không loại trừ những bệnh nào? ?‍⚕️

Đây là phần RẮC RỐI nhất (kể cả những tư vấn viên cũng phải thường xuyên cập nhật danh sách bệnh được bảo vệ của công ty mình) và đa số hiểu lầm "BH lừa đảo" nằm ở đây. Vì trong điều khoản hợp đồng của mỗi công ty có những quy định khác nhau, có thể công ty A bảo vệ bệnh này nhưng công ty B thì không. Và tất cả đều có trong hợp đồng, nhiệm vụ của người mua là "ĐỌC". Các bạn đi chợ mua mớ rau, con cá còn phải nhấc lên nhấc xuống xem có tươi hay không rồi mới mua. Thì cớ sao cái việc tham gia BH, tổng số tiền đóng trong hàng chục năm có thể lên đến tiền tỉ mà lại không "ĐỌC"?

4. Chi phí bỏ ra lớn hay nhỏ??

Phí BH là số tiền mình bỏ ra hàng năm để nộp vào công ty BH, có 2 loại là phí định kỳ và không định kỳ:

Phí BH định kỳ có đến 3 loại:

? Chi phí ban đầu

? Chi phí quản lý hợp đồng

? Chi phí bảo hiểm rủi ro

Ngoài ra còn có phí BH không định kỳ: Phí rút tiền, phí hủy hợp đồng… Tuy nhiên số này nhỏ, khoan bàn đến.

Phí nhiều thì số tiền bảo hiểm sẽ cao, ít thì sẽ thấp. Tuy nhiên để so sánh về phí của các công ty với nhau thì cần phải chạy bảng minh họa cùng một đối tượng, cùng mức phí, cùng dòng sản phẩm thì mới có kết quả chính xác được. Và hãy chắc chắn về khả năng đóng phí trong thời gian dài. Bạn có thể đóng được mức phí hiện tại không? Nếu sau này phí BH tăng, liệu bạn vẫn có thể kham nổi?

5. Số tiền khi đáo hạn nhiều hay ít? ?

Chúng ta sẽ nhìn vào đâu để biết được số tiền mà sau này mình sẽ nhận về khi hết hạn hợp đồng? Cột lãi suất nhỏ nhất, lớn nhất hay lãi cam kết? Hãy lên website của từng công ty bạn quan tâm xem báo cáo tài chính thường niên và xem lãi suất thực tế trả cho từng dòng sản phẩm của công ty đó là bao nhiêu. Sau đó xem ở cột gần với con số đó nhất. Hãy nhớ, số tiền không bao giờ sẽ là con số cố định bởi còn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh của công ty trong từng năm khác nhau nữa (công ty lợi nhuận càng lớn, lãi suất trả cho bạn sẽ càng cao)

6. Số năm hoạt động, uy tín trên thị trường? ?

Hãy xem các công ty đã tồn tại trên thế giới được bao nhiêu năm rồi. Tồn tại ở Việt Nam được bao nhiêu năm không thành vấn đề vì đã quá nhiều VD đau thương của bà con bị các công ty giả danh nước ngoài lừa rồi. Cách để search thì có thể dùng cụm từ sau "best insurance companies in Asia", có nhiều công ty bảo hiểm chỉ làm ở thị trường chuyên biệt (Việt Nam mình ở Châu Á thì search Asia)

7. Tình hình tài chính công ty như thế nào? ?

Đây là điểm tựa cho sự an tâm của khách hàng khi tham gia BH. Nhưng bạn nên nhớ, vốn điều lệ của công ty lớn nhưng phạm vi bảo vệ mà hẹp thì bạn cũng không đc nhận nhiều quyền lợi như công ty có vốn điều lệ thấp hơn mà phạm vi bảo vệ rộng hơn.

Tóm lại: Ủng hộ người quen (bất cứ ai) không phải là lý do cho sự qua loa trách nhiệm cho hợp đồng bảo hiểm của chính gia đình mình. Đất chật tư vấn viên đông dễ sinh ra đạo tặc làm liều, hãy trở thành người chủ động trong mọi hoàn cảnh chứ đừng để tư vấn viên tẩy não hay bị cái hợp đồng dắt mũi. Mọi người hãy tỉnh táo và xem xét cho thật cẩn thận trước khi đặt bút ký hợp đồng, tốt nhất sau khi nghe tư vấn xong hãy suy nghĩ ít nhất 3 ngày (lúc này bạn đã bình tĩnh hơn để suy xét nhưng vẫn chưa quên hết thông tin được nghe). Và cuối cùng bạn luôn có "thời gian cân nhắc" là 21 ngày (kể từ ngày nhận được Hợp đồng bảo hiểm) trước khi chính thức tham gia.