Ko biết là sự việc có thật ko, nếu là thật thì phải cho Hiệu trưởng này kỷ luật thôi…

???

PHỤ HUYNH ĐAU LÒNG CẦU CỨU CỘNG ĐỒNG MẠNG!

?Chuyện đau lòng đó đã xảy ra tại trường tiểu học An Tảo (TP Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên). 3 em học sinh lớp 3D đã phải tự xách ghế xuống cuối lớp, tự úp mặt vào tường để không được…học ké, khi các bạn khác đang học thêm tiếng Anh ngay tại lớp.

Chị Đoàn Ngọc Bích, phụ huynh của bé Đoàn M.P, một trong 3 phụ huynh ấy, đã bức xúc gửi đơn lên Sở Giáo dục Hưng Yên cùng các cơ quan ban ngành khác để kêu cứu vì việc con mình bị đối xử một cách không công bằng, bất bình đẳng và thiếu nhân văn từ cô giáo dạy môn tiếng Anh, cô chủ nhiệm lớp 3 D và trường An Tảo, nhưng rất tiếc, đã hơn 1 năm trôi qua, vẫn không được sự hồi đáp.

Bé P. con chị, phải sống trong mặc cảm, rất sợ đến trường vào những ngày có môn tiếng Anh vì sợ bị úp mặt vào tường.

Tôi cũng lấy làm khó hiểu, tại sao người ta có thể đối xử với những đứa trẻ như thế? Tại sao lại xúc phạm và tước đoạt quyền lợi của các con, ngay tại lớp học và trong giờ học như thế.

Thực sự thì câu trả lời cho cái "tại sao" ấy, rất tiếc, hoàn toàn vô lý, và trường An Tảo đã sai hoàn toàn về cả đạo đức, trách nhiệm và thậm chí là vi phạm pháp luật.

Năm học 2019-2020, trường An Tảo thực hiện dạy tiếng Anh cho cấp tiểu học theo Thông tư số 32 của Bộ Giáo dục. Thông tin này chỉ rõ, Tiếng Anh là môn bắt buộc và học sinh các khối 3,4,5 được học 4 tiết/ tuần và không phải đóng tiền học tiếng Anh.

Thế nhưng, trường An Tảo chỉ dạy theo chương trình của Bộ Giáo dục 2 tiết/ tuần. 2 tiết còn lại họ nghĩ ra "chương trình bổ trợ" và bắt các phụ huynh đóng 70,000 đồng/ tháng/ 1 học sinh. Bức xúc vì tiết học chính đáng của con mình bị cắt và thay bằng tiết học thu phí, ngay tại thời gian học chính thức tại trường, chị Bích và 2 phụ huynh khác không đóng tiền và phản đối chính sách của nhà trường, thì chuyện đau lòng đã xảy đến.

Nhà trường đã trả thù phụ huynh bằng hình thức bằng cách bắt các đứa trẻ ra làm nhục ngay trước mặt các bạn cùng lớp. Họ không nghĩ rằng đứa trẻ phải chịu đựng những gì khi phải úp mặt vào trường khi các bạn mình đang học bài – mà về mặt quyền lợi, tại không gian đó và thời gian đó, các con được quyền học cái cần học của mình.

——-

?Khi thấy cảnh con mình bị chà đạp như vậy, chị Bích gọi cho bà Quỳnh Anh, giáo viên tiếng Anh của trường, người trực tiếp bắt 3 đứa trẻ úp mặt vào tường trong suốt những giờ học tiếng Anh bà Quỳnh Anh dạy, thì bà Quỳnh Anh trả lời: "Được sự chỉ đạo của cấp trên nên em phải làm thế"

Và khi làm việc với hiệu trưởng nhà trường, bà Trần Thị Thanh và chủ nhiệm lớp 3 D, và Đinh Thị Thoan, thì đều nhận được những câu trả lời chung chung, đại khái, họ làm vậy chẳng có gì sai cả.

Sai đúng thì có quy định rõ, và chúng ta đều thấy rõ. Điều khó hiểu ở đây, bà Thanh, bà Thoan, bà Quỳnh Anh đều là những phụ nữ và đều có con trẻ, sao các bà này có thể chà đạp lên tinh thần, tâm lý và nhân cách của những đứa trẻ non nớt như vậy? Họ là những người làm trong ngành giáo dục, không lẽ không biết và không còn coi một thứ đang tồn tại đó chính là quyền trẻ em ư?

———-

?Nói thêm về ngôi trường An Tảo này, hôm nay báo chí có phanh phui về những khoản thu vô lý nhằm móc túi phụ huynh học sinh bên cạnh cố tình làm sai quy định để thu tiền học tiếng Anh vô lý, như nghĩ ra các câu lạc bộ để thu phí thêm 110,000/ mỗi cháu/ buổi. Thu tiền đóng góp cuối năm 50,000/ cháu, thu tiền hội phụ huynh học sinh 350,000/ học sinh/ năm và rất nhiều khoản thu vô lý khác.

Một nền giáo dục chỉ biết đến tiền ở xứ mình nghĩ ra lắm trò để móc túi phụ huynh không còn lạ lẫm. Nhưng vì tiền mà sẵn sàng chà đạp lên những đứa trẻ thì xin lỗi, tôi thấy rất khó để thở chung một bầu không khí với những kẻ này rồi.

Và trong suốt cuộc đời, những đứa trẻ này sẽ phải hứng chịu một vết sẹo ký ức dài, mà các con cùng cha mẹ các con không có lỗi. Lỗi có chăng là do bố mẹ các con đòi hỏi nhà trường phải hành xử đúng. Vậy thì, vết nhơ này, khó mà rửa nổi đấy, những người làm trong ngành giáo dục ở Hưng Yên ạ!

Chú thích ảnh: Tấm bảng học sinh chi chít tiền ở lớp 3D trường An Tảo – một môi trường giáo dục chỉ biết tiền là có thật!

Hoàng Nguyên Vũ

— tại Trường Tiểu Học An Tảo.