Vụ bé trai 2 tuổi nghi bị bắt cóc ở Bắc Ninh: Ngưng phán xét người bố!Vụ việc bé trai 2 tuổi nghi bị bắt cóc khi đang đi chơi cùng bố ở khu vực Hồ Điều hòa (TP

Vụ bé trai 2 tuổi nghi bị bắt cóc ở Bắc Ninh: Ngưng phán xét người bố!
Vụ việc bé trai 2 tuổi nghi bị bắt cóc khi đang đi chơi cùng bố ở khu vực Hồ Điều hòa (TP Bắc Ninh) đang khiến dư luận theo sát từng chi tiết.
Bên cạnh những dòng chia sẻ hồi hộp, lo lắng, cảm xúc của mọi người, thì chúng ta cũng bắt gặp không ít bình luận "truy tội" người bố.
Kiểu như:
Con 2 tuổi mà bỏ rơi một mình?
Tất cả là tại "thằng" bố!
Cắm mặt vào điện thoại nữa đi…
Mình thấy những comment kiểu như vậy rất thừa thãi, vô cảm, chứ chẳng phải "cảm thông", lo lắng, thương xót gì cho câu chuyện này cả!
Tại sao ư? Vì cái lỗi tày đình ấy, ai cũng nhận ra! Người bố xui xẻo ấy nhận ra rõ nhất! Khỏi phải nói, giờ anh ta vừa lo lắng cho con, vừa đau xót, ân hận, dằn vặt, day dứt… Đủ khổ rồi!
Vậy cần gì phải chỉ ra một cái lỗi mà ai cũng biết? Thực ra, những người chỉ lỗi ấy đã bộc lộ một thói quen bản năng khá xấu xí, đó là thói quen đổ lỗi.
Họ bức bối, tức giận khi tiếp nhận thông tin này. Họ không làm được gì cụ thể để giải tỏa nó. Và rồi họ đổ lỗi.
Có thể nói, đó thực chất là lối hành xử để chính người comment ấy giải tỏa cái bức xúc, bí bách của bản thân họ thôi. Chứ thực tế, nó chẳng giải quyết được cái gì cả!
Mình trân trọng những người lo lắng thật sự, quan tâm và sẵn sàng hỗ trợ quá trình tìm kiếm cháu bé!
Chứ mình rất coi thường những người chăm chăm trách cứ, bắt lỗi lúc này.
Chúng ta ai cũng có thể mắc sai lầm. Nhưng sau cái sai đó, chúng ta hối hận và mong muốn được hỗ trợ để khắc phục cái sai. Chứ có ai muốn điều tệ hại xảy ra cho con mình đâu, mà cứ khoét mãi vào nỗi đau ấy thế?